KẾ HOẠCH PHÒNG CHÔNG DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP

Tháng Tư 14, 2020 8:23 chiều

 

     PHÒNG GD VÀ ĐT VỤ BẢN                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ HỢP HƯNG                        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHÔNG DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP

 DO CHỦNG MỚI CỦA VI RÚT CORONA

 

I. Đặc Điểm Tình Hình

Hîp H­ng lµ mét  x· n«ng nghiÖp, ng­êi d©n lµm nghÒ n«ng lµ chñ yÕu nªn tr×nh ®é nhËn thøc vÒ y tÕ, ch¨m sãc søc khoÎ cßn nhiÒu h¹n chÕ.

Tr­êng cã phßng y tÕ ®­îc trang bÞ c¸c dông cô, ph­¬ng tiÖn, thuèc men cÇn thiÕt phôc vô cho viÖc ch¨m sãc søc khoÎ häc sinh, gi¸o viªn, c¸n bé  nh©n viªn trong tr­êng.

Khu«n viªn cña tr­êng réng ®Ñp, trång nhiÒu c©y xanh tho¸ng m¸t. Líp häc ®­îc trang bÞ ®Çy ®ñ c¸c trang thiÕt bÞ cÇn thiÕt t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho häc sinh vui ch¬i, häc tËp ®¹t kÕt qu¶ cao.

Hiện nay trên địa bàn xã nói chung và trong trường học nói riêng chưa phát hiện trường hợp nào nghi nhiễm viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona.

II. Căn cứ để xây dựng kế hoạch

Căn cứ Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona;

Thực hiện công điện số 156/CĐ-TTg ngày 02/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona;

Thực hiện công văn số 30/UBND-VP7 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Đinh ngày 03/02/2020  về việc tạm thời cho học sinh, sinh viên nghỉ học tạm thời để phòng chống dịch bệnh;

Thực hiện Thông báo số 104/TB-SGD ĐT ngày 03/02/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo;

Thực hiện công văn số 29/PGD ĐT ngày 03/02/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Vụ Bản về việc tạm thời cho học sinh nghỉ học để phòng chống dịch bệnh;

Thực hiện Kế hoạch công tác y tế học đường năm học 2019 – 2020 của trường Tiểu học Hợp Hưng

III.MỤC TIÊU:

100%  cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh được truyền thông về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona và dịc bệnh mùa xuân hè.

100%  cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong  trường được theo dõi, quản lý về sức khỏe.

Phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả do dịch bệnh gây ra

Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn lực và cơ sở vật chất sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh .

IV.CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG DỊCH:

1.Công tác truyền thông:

– Đây là giải pháp chủ yếu quyết định sự thành công trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Truyền thông với nhiều hình thức: treo băng-rôn, phát thanh tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền dưới cờ…

– Hướng dẫn học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, khi cần thiết tiếp xúc với người bị bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc, giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng; cần che miệng và mũi khi ho, hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm sự phát tán vi khuẩn ra môi trường.

– Tổ chức các buổi tập huấn phòng chống dịch bệnh cho toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, chủ động tuyên truyền cho cha mẹ học sinh thông qua các buổi họp phụ huynh…

2.Tổ chức thực hiện:

– Củng cố, duy trì hoạt động Ban chỉ đạo y tế trường học, Ban chăm sóc sức khỏe học sinh để nâng cao chất lượng, hiệu quả và chủ động trong phòng chống dịch bệnh, kịp thời chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống và ứng phó khi dịch bệnh xảy ra.

– Ban giám hiệu nhà trường thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.

– Củng cố và kiện toàn hệ thống y tế trường học về tiêu chuẩn, quy định về nhân lực, trang thiết bị, thuốc thiết yếu phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường đảm bảo được việc ứng phó hiệu quả nhất đối với dịch bệnh.

– Xây dựng phương án xử lý các tình huống diễn biến của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona có thể xảy ra:

* Tình huống 1: Chưa ghi nhận trường hợp bệnh trong trường học:

-Tăng cường hoạt động của Ban chăm sóc sức khỏe học sinh. Củng cố và kiện toàn hệ thống y tế trường học về các tiêu chuẩn, quy định về nhân lực, trang thiết bị, thuốc thiết yếu. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động y tế trường học, phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường các hoạt động chữ thập đỏ trong trường học đảm bảo thích ứng với các tình huống về dịch bệnh trong  nhà trường.

– Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao kiến thức, thái độ thực hành đúng về công tác phòng bệnh.Cung cấp đầy đủ xà phòng rửa tay tại bồn rửa tay của học sinh và giáo viên, thường xuyên nhắc nhở học sinh rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng, không mút tay, ngoáy mũi, dụi mắt. Rửa tay nhiều lần bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây nhất là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau các giờ ra chơi và sau khi chạm vào các đồ vật không sạch sẽ.

Hướng dẫn học sinh đeo khẩu trang khi đến lớp và hướng dẫn cách đeo đúng cách. Đối với khẩu trang y tế chỉ sử dụng một lần rồi bỏ đi, đối với khẩu trang vải phải giặt sạch bằng xà phòng hàng ngày và phơi khô.

Khuyến khích trẻ mang bình nước uống cá nhân để sử dụng, không nên dùng chung ca, cốc uống nước để phòng lây nhiễm chéo. Động viên trẻ uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể nhất là vùng cổ, tập thể dục thường xuyên để nâng cao thể trạng.

Thường xuyên theo dõi những biểu hiện bất thường của trẻ. Nếu phát hiện thấy trẻ sốt, ho, mệt mỏi cần thông báo cho phụ huynh biết và yêu cầu gia đình cho học sinh nghỉ học và cho trẻ đi khám ngay.

Giáo viên chủ nhiệm tăng cường các biện pháp quản lý học sinh, thường xuyên cập nhật tình hình học sinh nghỉ học.

Báo cáo kịp thời các trường hợp mắc bệnh cho ngành Y tế địa phương nhằm kiểm soát các điểm nguy cơ bùng phát dịch

Tổ chức vệ sinh trường lớp hàng ngày đảm bảo không gian luôn sạch sẽ, thoáng mát. Thu gom, phân loại và xử lý rác thải theo đúng quy định.

Tăng cường phối hợp với Trạm y tế và Trung tâm y tế dự phòng huyện để tổ chức phun hóa chất khử trùng toàn bộ khuôn viên nhà trường.

Tham gia tập huấn khi cấp trên yêu cầu

Cho học sinh nghỉ học khi có sự chỉ đạo của cấp trên. Trong thời gian học sinh nghỉ học, nhà trường phân công lịch trực cho các thành viên và thường xuyên thông báo tình hình dịch bệnh tại cơ sở cho cấp trên.

Vệ sinh lại toàn bộ bát đũa, đồ dùng bán trú ngay khi học sinh đi học trở lại.

  • Tình huống 2: Xuất hiện trường hợp bệnh xâm nhập vào trường học:

Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe của nhà trường tiến hành họp hàng tuần và họp đột xuất, phối hợp tích cực với ngành Y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh.

Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nghi do chủng mới vủa vi rút Corona gây ra. Khi có học sinh có dấu hiệu nghi ngờ cần cho học sinh nghỉ học và thông báo cho Cha mẹ học sinh và y tế địa phương được biết.

Phối hợp với ngành y tế triển khai các biện pháp cách ly chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh cúng như nghi ngờ, tổ chức theo dõi chặt chẽ sức khỏe những trường hợp tiếp xúc.

Phối hợp tích cực với ngành y tế xử lý triệt để các ổ dịch.

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, các biện pháp phòng bệnh, kịp thời cung cấp thông tin để cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh không hoang mang lo lắng, phối hợp với ngành Y tế thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh

Thực hiện báo cáo theo quy định

  • Tình huống 3: Dịch bệnh lây lan trong trường học:

Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe của nhà trường tiến hành họp hàng ngày và họp đột xuất, phối hợp tích cực với ngành Y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh.

Phối hợp với ngành y tế khoanh vùng ổ dịch và cho học sinh nghỉ học, hạn chế đi lại khi cần thiết.

Báo cáo tình hình diễn biến của dịch thường xuyên và tham mưu với lãnh đạo địa phương các biện pháp chống dịch để nhận được sự chỉ đạo kịp thời.

Phối hợp với ngành Y tế tổ chức thường trực phòng, chống dịch

Thường xuyên cập nhật các thông tin, thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch cho phù hợp, thông tin để cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh không hoang mang lo lắng.

Phối hợp với ngành Y tế và các ban ngành liên quan về điều kiện đảm bảo và phương án, biện pháp phòng chống trong trường hợp dịch bùng phát lan rộng trong trường học.

Thực hiện báo cáo theo quy định

* Tình huống 4: Khi học sinh đi học trở lại sau thời gian nghỉ dịch:

1.Tại nhà, trước khi học  sinh đến trường:

Tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng  dịch:

– Súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên.

– Giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

– Hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã.

– Học  sinh tự đo nhiệt độ hà ng ngày. Nếu có sốt hoặc ho và khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe, nếu cần thì đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Học sinh không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.

– Giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường tự đo nhiệt độ. Nếu có sốt hoặc ho và khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe, nếu cần thì đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.

– Nhà trường bố trí người đón và giao học sinh tại cổng trường. Cha mẹ học sinh không vào trong trường. Bảo vệ nhà trường hạn chế không cho người không có nhiệm vụ vào trường.

  1. Tại trường:

2.1. Trước khi học sinh quay trở lại học:

– Khuyến khích học sinh mang theo bình nước uống cá nhân để sử dụng, không dùng  chung ca, cốc uống nước. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà trường.

– Bố trí và đảm bảo nơi rửa tay có xà phòng và nước sạch. Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ, có đủ xà phòng, dung dịch khử khuẩn, các trang thiết bị phục vụ vệ sinh trường học.

– Tăng cường thông khí tại lớp học bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.

– Tập huấn cho giáo viên, cán bộ công nhân viên của nhà trường công tác phòng, chống dịch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong trường học.

2.2. Trong thời gian học sinh ở trường:

–  Không tổ chức các hoạt động tập thể, tập trung đông người, tham quan thực tế, dã ngoại, học thêm. Tổ chức chào cờ tại lớp học.

– Nhà trường thông báo cho giáo viên, cán bộ công nhân viên của trường, cha mẹ học sinh, học sinh không cần đeo khẩu trang khi ở trường. Nhà trường sẽ khuyến cáo đeo khẩu trang khi cần thiết.

– Rửa tay với nước sạch và xà phòng theo quy trình rửa tay của Bộ Y tế tại các thời điểm: Trước khi vào lớp học, trước và sau khi ăn, sau mỗi giờ ra chơi và nghỉ giữa giờ, sau khi đi vệ sinh, khi thấy tay bẩn.

– Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Vứt bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay. Bỏ rác đúng nơi quy định.

– Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh.

– Không dùng chung  đồ dùng cá nhân như cốc, chai nước, khăn tay, gối, chăn…

– Nghiêm cấm học sinh khạc nhổ bừa bãi.

– Hàng ngày, trước khi vào giờ học, giáo viên điểm danh và hỏi học sinh có cảm thấy sốt hay có ho, khó thở, mệt mỏi không, Nếu có, giáo viên đưa ngay học sinh đến phòng y tế để kiểm tra, theo dõi.

-Trong thời gian học, khi giáo viên phát hiện học sinh có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở thì phải đưa đến phòng y tế ngay để kiểm tra, theo dõi, cách ly và thông báo ngay cho trạm y tế xã/phường, cơ quan quản lý và cha mẹ học sinh. Nhân viên y tế tại trường học có trách nhiệm cung cấp khẩu trang và hướng dẫn đeo đúng cách cho học sinh nêu trên.

– Trong thời gian học, khi giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở thì phải đến phòng y tế ngay để được kiểm tra, theo dõi, cách ly. Nhân viên y tế thông báo ngay cho trạm y tế xã/phường, cơ quan quản lý đồng thời cung cấp khẩu trang và hướng dẫn đeo đúng cách cho giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường nêu trên.

  1. Công tác khử khuẩn tại nhà trường.

3.1. Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc có chứa ít nhất 60% cồn. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa.

3.2. Trước khi học sinh quay trở lại trường:

– Tổ chức vệ sinh ngoại cảnh (phát quang bụi rậm, không để nước đọng, các dụng cụ chứa nước phải được đậy kín).

– Tổ chức khử khuẩn trường học một lần bằng cách phun hoặc lau nền nhà, tường nhà (nếu có thể), tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập và các đồ vật trong phòng học, phòng chức năng.

3.3. Trong thời gian học:

– Mỗi ngày một lần, sau giờ học  tổ chức lau khử khuẩn nền nhà, tường nhà (nếu có thể), bàn ghế, dụng cụ học tập và các đồ vật trong phòng học, phòng chức năng.

– Mỗi ngày hai lần, sau giờ học buổi sáng và cuối ngày tổ chức lau khử khuẩn tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can.

– Hạn chế sử dụng các đồ chơi, dụng cụ học tập bằng các vật liệu không khử khuẩn được.

– Đối với các phương tiện đưa đón học sinh: Mỗi ngày hai lần, sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh tiến hành lau khử khuẩn tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe.

– Trong trường hợp có học sinh có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở tại trường học, nghi ngờ hoặc có xét nghiệm dương tính với vi rút Corona thì nhà trường phải thực hiện khử khuẩn theo khuyến cáo và hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.

– Bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy kín và thực hiện thu gom, xử lý hằng ngày.

V.Tổ chức thực hiện:

Đồng chí Hiệu trưởng nghiên cứu, quán triệt nội dung các công văn của cấp trên tới toàn thể giáo viên, nhân viên; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện của đơn vị, trong đó cụ thể hóa các nhiệm vụ, lộ trình triển khai thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể, báo cáo theo định kì về Phòng GD&ĐTT

Nhân viên y tế, giáo viên chủ nhiệm tăng cường công tác tuyên truyền về dịch và các biện pháp phòng chống.

Giáo viên chủ nhiệm tăng cường các biện pháp quản lý học sinh, thường xuyên cập nhật tình hình học sinh bị ốm, học sinh nghỉ học và báo về cho đồng chí y tế để tổng hợp báo cáo vào 14 giờ hàng ngày.

Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia tổng vệ sinh trường lớp

Phối hợp với ngành Y tế phun hóa chất khử trùng phòng bệnh

Nhân viên y tế tham mưu với ban Giám hiệu chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc thiết yếu phục vụ cho công tác phòng chống dịch.

VI.Kinh phí hoạt động

Kinh phí hoạt động của Ban thường trực do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Trên đây là kế hoạch thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona.

Hợp Hưng, Ngày  03  tháng 02  năm 2020

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH                                              HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Nguyễn Xuân Trường